Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐGH tiếp phái đoàn Đức Thượng Phụ Assira Đông Phương

§ Lm Trần Đức Anh, OP

Sáng 9-11-2018, ĐTC đã tiếp kiến Đức Thượng Phụ Gewargis III, Giáo Chủ Giáo Hội Assira Đông Phương, cùng với phái đoàn. Ngài cầu mong giai đoạn đối thoại thứ 3 của Giáo Hội này với Công Giáo mang lại nhiều thành quả.

Gewargis-III_Pope.jpg ĐTC tiếp kiến Đức Thượng Phụ Gewargis III (Vatican Media)

Giáo Hội Assira Đông Phương cũng có tên là Giáo Hội Nestorio là Giáo Hội chỉ công nhận 2 công đồng chung đầu tiên và hiện nay có khoảng 323 ngàn tín hữu thuộc 19 giáo phận ở Trung Đông nhiều nước trên thế giới.

Đây là lần thứ 2 ĐTC gặp Đức Thượng Phụ Gewargis III, lần đầu hồi tháng 7 năm nay tại buổi cầu nguyện của các vị Thượng Phụ Đông Phương tại thành phố Bari để cầu nguyện cho hòa bình tại Siria và Trung Đông.

Cám ơn Chúa vì thành quả đối thoại

Trong lời chào mừng Đức Thượng Phụ Giáo Hội Assira, ĐTC dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì thành quả của Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và Giáo hội Assisi. Giai đoạn 2 mới kết thúc với việc ký kết tuyên ngôn chung về “đời sống bí tích”. ĐTC nói:

“Tôi cầu nguyện để công việc của Ủy ban đối thoại có thể tiếp tục và trong những ngày này đã bắt đầu giai đoạn thứ 3 nghiên cứu đối thoại về Giáo Hội học. Ước gì các hoạt động này giúp chúng ta tiến thêm một bước đường, tiến đến mục tiêu rất đáng mong ước là chúng ta có thể cử hành Hy Tế của Chúa trên cùng một bàn thờ”.

ĐTC không quên bày tỏ tình liên đới với những đau khổ mà bao nhiêu tín hữu Giáo hội Assira Đông Phương đã phải chịu tại các nước ở Trung Đông, nạn nhân của bạo lực khiến họ nhiều khi phải rời bỏ vĩnh viễn quê hương của họ.

Cầu nguyện chung

Sau cuộc hội kiến riêng, ĐTC và Đức Thượng Phụ cùng với đoàn tùy tùng, cũng như với các thành viên Ủy ban đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội, đã cầu nguyện chung tại Nguyện đường Mẹ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Mater) tại Dinh Tông Tòa, rồi hai vị đã ký vào một tuyên ngôn chung.

Tuyên ngôn chung

Trong văn kiện này, hai vị Giáo Chủ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì hai Giáo Hội ngày càng xích lại gần nhau, đặc biệt từ cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Roma hồi năm 1984 giữa hai Thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Mar Dinkha IV, từ đó cuộc đối thoại thần học và đối thoại trong tình thương và sự thật đã mang lại nhiều thành quả. “Chúng tôi cầu nguyện và hy vọng cuộc đối thoại thần học có thể giúp cho hành trình hiệp nhất trở nên dễ dàng hơn để một ngày kia hai bên có thể cùng cử hành thánh lễ.”

Chia sẻ những đau khổ của anh chị em ở Trung Đông

Nhắc đến những đau khổ mà các anh chị em Kitô hữu phải chịu tại Trung Đông, nhất là tại Irak và Siria, hai vị Giáo Chủ nhận định rằng “hằng tram ngàn người vô tội, nam nữ, trẻ em đã chịu đau khổ rất sức lớn lao vì những xung đột bạo lực mà không gì có thể biện minh được. Chiến tranh và bách hại gia tăng sự xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi những phần đất mà các cộng đồng tôn giáo đã từng sống sát cánh với nhau.”

“Giữa những đau khổ ấy, chúng tôi tiếp tục nhìn thấy các anh chị em đi theo con đường thập giá của Chúa Kitô, trong niềm hiệp thông với Chúa, Đấng đã hòa giải chúng ta nhờ thập giá của Ngài.. Đứng trước những tình cảnh ấy, chúng tôi liên kết với các anh chị em bị bách hại, lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói. Cùng nhau chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để thoa dịu những đau khổ và giúp họ tìm được những con đường để bắt đầu một cuco sống mới.”

Kêu gọi cộng đồng quốc tế

Sau cùng hai vị Giáo Chủ kêu gọi cộng đồng quốc tế thi hành một giải pháp chính trị nhìn nhận các quyền lợi và nghĩa vụ của các mỗi người. “Quyền tối thượng của luật pháp, trong đó có sự tôn trọng tự do tôn giáo và bình đẳng trước pháp luật dựa trên nguyên tắc quyền công dân, bất luận họ thuộc chủng tộc hoặc tôn giáo nào, chính là một nguên tắc cơ bản để thiết lập và bảo tồn sự sống chung bền vững và phúc lợi giữa các dân tộc và các cộng đồng ở Trung Đông” (Rei 9-11-2018)

Lm Trần Đức Anh, OP

Đọc nhiều nhất Bản in 09.11.2018 11:45