Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐGH Phanxicô: Chúa Thánh Thần tác động việc Truyền Giáo

§ Giuse Thẩm Nguyễn

(Vatican News) Trong bài giảng Thánh Lễ sáng nay Thứ Năm 19 tháng Tư, năm 2018 tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH Phanxicô đã dùng câu chuyện rao giảng của Phi-líp-phê trong sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 8:26-40) để giải thích về việc truyền giáo gồm ba từ chính “đứng lên”, “ tiến lại gần “ và “bắt đầu với hoàn cảnh thực tế.” Ngài cũng nhắc lại rằng mỗi người Kitô hữu đều có bổn phận và sứ vụ để hoàn thành việc rao giảng Tin Mừng.

Cơn gió bách hại gieo trồng Lời Chúa.

ĐGH nói rằng “cơn gió bách hại” vào thời kỳ đầu của Giáo Hội đã đẩy các Tông Đồ ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem tới các vùng khác của Giu-đê-a và Samaria.

Giống như những cơn gió làm cho hạt giống của cây cỏ bay ra khắp nơi, rơi xuống đất và làm cho cây mới mọc lên, cũng thế “cơn gió bách hại” đã đẩy các tông đồ đi khắp nơi với hạt giống Lời Chúa và Lời Chúa đã sinh hoa kết trái …Từ cơn gió bách hại, các tông đồ đã thực hiện việc truyền giáo.. Đây là cách Thiên Chúa truyền giáo…Đây cũng là cách Thiên Chúa muốn chúng ta truyền giáo.

Hãy đứng lên và tiến bước.

Truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, nhưng truyền giáo thực sự là việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần chỉ ra những cách huyền nhiệm khiến chúng ta biết đi đâu và gặp ai để “tuyên xưng Danh Chúa Giê-su”. Nhận định về hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi Phi-líp-phê, ĐGH nói:

“Thiên sứ nói với ông Phi-líp-phê “đứng lên và đi”; “tiến lên, đuổi kịp xe đó”. Truyền giáo không phải là cứ ngồi yên thân “trên ghế bành” mà là “Hãy đứng lên và đi”. Luôn có sự năng động di chuyển. Hãy đi tới nơi mà con phải công bố Lời Chúa.

ĐGH nhớ lại nhiều nhà truyền giáo đã bỏ lại tất cả để mang theo Lời Chúa ra đi đến những miền đất xa xôi, xa lạ để rồi chết tại đó vì bệnh tật, vì thiếu thuốc men hay tử đạo.

Đến gần với hoàn cảnh cụ thể.

ĐGH nói rằng không cần lý thuyết dài dòng, chúng ta cần tiến đến gần những hoàn cảnh thực tế đang xảy ra và bắt đầu từ đó. Ngài minh họa trường hợp của ông Phi-líp-phê rao giảng Tin Mừng cho quan thái giám Ê-thi-óp.

Truyền giáo không phải là một mớ lý thuyết. Truyền giáo là sự liên hệ giữa người với người. Điểm bắt đầu là một hoàn cảnh cụ thể, không phải lý thuyết. Ông Phi-líp-phê tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô và nhờ sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, ông đã làm Phép Rửa cho viên quan. Hãy đi, ra đi cho đến khi chúng ta cảm thấy được công việc của mình đã hoàn thành. Đó chính là truyền giáo.

Giuse Thẩm Nguyễn

Đọc nhiều nhất Bản in 19.04.2018 15:35