Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đằng Sau những Lạm Dụng về Phụng Vụ

§ Anthony Lê

Lược trích bài phỏng vấn với vị Lãnh Đạo Cộng Đoàn chuyên Cử Hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

Đây là một trong những bài viết nối tiếp có chủ đề về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống nhằm giới thiệu cùng Quý Vị độc giả vào mỗi Thứ Tư hằng tuần - NV.

PopeRifan.jpg

Đức Giám Mục Fernando Arêas Rifan với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ở Vaticăn

RIO DE JANEIRO, Ba Tây (Zenit.org).- Vị Giám Mục của một Cộng Đoàn chuyên Cử Hành Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma 1962 ở Ba Tây đồng ý rằng những lạm dụng có trong Phụng Vụ có thể xuất phát từ việc chưa mấy sốt sắng cho lắm hay chưa coi trọng lắm về khía cạnh tâm linh của Thánh Lễ.

Đức Giám Mục Fernando Arêas Rifan, Giám Quản Tông Tòa của Cộng Đoàn Tông Đồ Thánh Gioan Maria Vianney (St. John Maria Vianney Personal Apostolic Administration) ở Ba Tây, đã nói với hãng tin Zenit về những phong phú có trong dạng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

Cộng Đoàn Thánh Gioan Maria Vianney là do Đức Giám Mục Licínio Rangel thành lập, và vị Giám Mục này cũng là một trong 4 vị được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre (vị sáng lập ra Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X) truyền chức Giám Mục, vốn đã không có sự chấp thuận của Đức Thánh Cha vào năm 1991 vừa qua.

Đức Giám Mục Licínio Rangel sau này đã được hiệp thông hoàn toàn, và đã trở lại với Giáo Hội vì đã bày tỏ sự ăn năn, và tuân phục với Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Thánh Lễ phục chức Giám Mục cho ngài đã được Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos - vị Chủ Tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei - chủ sự vào năm 2002.

Ngày hôm nay, Cộng Đoàn Tông Đồ này tiếp tục phục vụ những người Công Giáo tại Ba Tây (Brazil), vốn yêu chuộng đến Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh, và Cộng Đoàn này hoàn toàn được hiệp thông với cả Giáo Hội Công Giáo tại Rôma lẫn trên cả thế giới.

Hỏi (H): Kính thưa Đức Cha, trong Cộng Đoàn của Đức Cha, nghi thức cổ xưa của Lễ Nghi Rôma được cử hành, tức Thánh Lễ theo hình thức củ trước khi diễn ra sự cải cách mới về Thánh Lễ vào năm 1970 (tức sau Công Đồng Chung Vaticăn II, hay nói cách khác, Sách Lễ Rôma do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành, vốn được xử dụng mãi cho đến ngày nay - NV). Thế đâu chính là những đặc tính của kiểu Thánh Lễ Truyền Thống này thưa Đức Cha?

Đức Giám Mục Rifan (T):Có rất nhiều động cơ khác nhau dẫn đến sự yêu mến về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này, về sự yêu thích và về việc muốn bảo tồn về dạng truyền thống xưa củ này của Thánh Lễ La Tinh có trong Lễ Nghi Rôma.

Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger khi đó và nay là vị Giáo Hoàng đương nhiệm của chúng ta, đã nói với các vị Giám Mục của nước Chilê tại Santiago vào ngày 13 tháng 7 năm 1988, vốn có thể được tóm tắt lại theo cách như thế này:

"Ngay cả thậm chí có rất nhiều động cơ khác nhau vốn đã mang một số rất lớn những người tín hữu tìm thấy được nơi nương náu trong Phụng Vụ truyền thống La Tinh này, mà nguyên do quan trọng nhất và trên hết vẫn là việc họ nhận thấy được trong Thánh Lễ La Tinh: giá trị thiêng liêng (dignity of the sacred) vẫn còn được trân trọng và lưu giữ mãi cho đến ngày nay."

Thực chất mà nói, chính vì sự phong phú, chính vì vẽ đẹp siêu nhiên, chính vì tính cao thượng, chính vì sự hướng nâng tâm hồn lên, và chính vì tính long trọng của từng nghi thức một có trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống; chính vì việc ý thức về sự thánh thiên, về sự tôn kính và về tính thánh thiện của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống; và cũng chính vì việc ý thức được về tính nhiệm mầu, và về sự chính xác rất nghiêm nghặt của từng lời nói và cử chỉ của vị Chủ Tế - do đó, Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp mang đến một sự bảo vệ và an toàn hơn hòng chống lại những sự lạm dụng, đến nổi không còn chổ để cho sự phóng tác, sự tối nghĩa, nhập nhằng hay sự mơ hồ, hoặc sự sáng tạo một cách tự do, hoặc sự cắt xén và sự chủ động theo thiển ý cá nhân, được thêm vào một cách tùy tiện được, như chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phải kêu than (lament) trong thông điệp về Phép Thánh Thể của Ngài có tên "Ecclesia de Eucharista" --- và đối với chúng tôi, cách biểu đạt đúnng đắn nhất của Phụng Vụ về những học thuyết có liên quan đến Phép Thánh Thể, vốn là nguồn dưỡng nuôi tâm linh duy nhất, thì đó mới chính là một trong những di sản của Phụng Vụ Công Giáo, vốn qua đó chúng tôi bày tỏ tình yêu thương và sự hiệp thông của chúng tôi với Giáo Hội Thánh Thiện của Thiên Chúa. Và Tòa Thánh nhận thấy sự trung thành này của chúng tôi là hoàn toàn hợp lý.

MassLatinvsNovusOrdo1.jpg MassLatinvsNovusOrdo2.jpg

Thử So Sánh về tính Trang Trọng và Sự Tôn Kính của Hai Dạng Khác Nhau của Thánh Lễ: tại Nhà Thờ và tại Phòng Họp (hay tại Tư Gia)???

(H): Kính thưa Đức Cha, liệu hình thức xưa củ của Thánh Lễ có nên được cổ võ mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống của Giáo Hội, mặc dầu dưới dạng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, như đã được đề cập và cho phép bởi Tự Sắc "Summorum Pontificum" hay không? Đâu chính là những lợi ích mà việc cổ võ này sẽ mang lại?

(T): Đây đã là mong ước của Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị từ rất lâu rồi, khi Ngài ban ra một Tự Sắc có tên là "Ecclesia Dei" vào ngày 2 tháng 7 năm 1988, vốn có đoạn như sau:

"Đối với tất cả những người tín hữu Công Giáo nào cảm thấy được gắn chặt vào những hình thức kỷ luật và kiểu phụng vụ củ trước đây có trong Truyền Thống La Tinh, Cha muốn bày tỏ ý định của Cha để làm cho dễ dàng hơn việc được hiệp thông này của giáo hội bằng chính những bước cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng về những mong ước chính đáng này của những người tín hữu [...] Hơn thế nữa, sự tôn trọng phải được chứng tỏ vào bất cứ nơi nào, và tại bất kỳ nơi đâu trước những tình cảm của những người tín hữu nào cảm thấy họ bị cuốn hút vào truyền thống Phụng Vụ của Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh, bằng việc rộng rãi chấp thuận theo đúng với những chỉ thị đã được Tòa Thánh ban hành ra không lâu trước đây về việc dùng đến Sách Lễ Rôma theo ấn bản của năm 1962."

Mong ước đó - một lần nữa, đã được củng cố và khuếch đại lên cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ bởi vị Giáo Hoàng đương nhiệm là Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 với Tự Sắc mà Ngài ban hành ra có tên "Summorum Pontificum."

Những lợi ích của việc củng cố, và sự truyền bá một cách rộng rãi hơn về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này nơi Giáo Hội, đã được vị Giáo Hoàng đương nhiệm đề cập tới trong Tự Sắc của Ngài, khi Ngài nói về điều đó trong lúc cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục rằng: "Sự thánh thiêng vốn thu hút rất nhiều người vào truyền thống củ có thể được biểu lộ theo một cách cung kính hơn rất nhiều trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống."

Thì đây cũng chính là điều mà Đức Hồng Y Francis George của Tổng Giáo Phận Chicago, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tới khi Đức Hồng Y George chia sẽ trong Phần Mở Đầu của các Nghi Thức 2002, có trong phần "Phụng Vụ và Tính Thánh Thiêng" (Liturgy and the Sacred) từ Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế về Phụng Vụ (International Center for Liturgical Studies):

"Chính Đức Thánh Cha, vào khoảng thời gian trước đây, đã kêu gọi sự chú ý của chúng ta vào vẽ đẹp và chiều sâu tâm linh của Thánh Lễ theo Sách Lễ của vị Thánh Giáo Hoàng Piô V (hay Sách Lễ được qui định bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 - NV) [...] Phụng Vụ theo Sách Lễ Rôma 1962 chính là nghi thức được cho phép chính thức của Giáo Hội Công Giáo và là một sự hiểu biết hết sức quý giá về Phụng Vụ cho tất cả mọi nghi lễ khác. Phụng Vụ này là của cả Giáo Hội như là một khí cụ của Chúa Thánh Thần, nhằm tỏa sáng cũng như được cử hành trong Nghi Lễ Rôma hiện thời."

Vào Tháng 8/2007 khi tôi tham dự vào Đại Hội Oxford, tức một cuộc qui tụ để giảng dạy về cách cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho hơn 60 vị Linh Mục triều đến từ Anh Quốc, tại đó cũng có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols of Tổng Giáo Phận Birmingham, Anh Quốc, và Ngài đã nói trong Thánh Lễ khai mạc trọng thể cho các vị Linh Mục đang tham dự rằng:

"Sau khi đã học hỏi qua Thánh Lễ theo hình thức xưa củ (tức Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống - NV), thậm chí nếu trong giáo xứ của các Vị vẫn thường hay cử hành Thánh Lễ theo hình thức hiện tại (tức bằng việc dùng đến Sách Lễ được ban hành dưới thời Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II - NV), thì các Vị hiển nhiên sẽ cử hành Thánh Lễ đó theo một cách trang trọng và tôn kính hơn rất nhiều so với trước kia."

Tôi nghĩ đây chính là một lợi ích nữa vốn đã được Đức Thánh Cha ủng hộ và đề cập tới trong Tự Sắc "Summorum Pontificum" của Ngài.

Latin-ewtn.jpg

Các Cha Dòng FSSP cử hành Thánh Lễ La Tinh tại Đền Thánh Thể của Mẹ Angeleca (EWTN)

(H): Kính thưa Đức Cha, đâu chính là những dấu hiệu mà Đức Cha cho rằng: cố tình tránh né đến việc chú trọng và tôn kính vốn rất quan trọng và cần có trong Phụng Vụ thưa Đức Cha?

(T): Nói về những lạm dụng sau khi việc cải cách về phụng vụ được triển khai ra, thì phải kể đến vị cựu Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lúc đó là Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger, chính Ngài đã lên tiếng ca thán về chuyện phụng vụ đã bị suy đồi hóa để trở thành một show trình diễn (degenerated into a show), với mục đích là để biến tôn giáo có sức thu hút với sự trợ giúp của những yếu tố mang tính kiểu cách, cùng với những sự thành công tức thời của một nhóm gồm những "nhà sản xuất" (manufacturers) ra phụng vụ, khi Ngài viết trong phần giới thiệu của cuốn sách có nhan đề "Việc Cải Cách Phụng Vụ" (La Réforme Liturgique) của Đức Ông Klaus Gambler, ở Trang 6 và 8.

Đức cố Hồng Y Edouard Gagnon (1918-2007) cũng là một người có cùng ý kiến như trên với vị cựu Hồng Y Ratzinger, như đã viết ra như sau trong bài phỏng vấn có nhan đề "Trào Lưu Chính Thống và Chủ Nghĩa Bảo Thủ" (Fundamentalism and Conservatism) của "Zitung -- Romisches," số ra Tháng 11-12 của năm 1993, ở trang 35:

"Điều không thể nào có thể bỏ qua đó là việc cải cách về phụng vụ đã làm gia tăng lên rất nhiều vụ lạm dụng và việc lạm dụng đó đã lên tới mức độ là thiếu mất đi sự tôn trọng cho những gì là thánh thiêng nhất có trong Phụng Vụ. Sự thật này rất tiếc nên được nhìn nhận và cũng là lý do khiến cho không ít những người tín hữu tốt đã phải tự họ giữ một khoảng cách rất xa với Giáo Hội hay phải rời bỏ các cộng đoàn giáo xứ củ của họ."

Tôi nghĩ rằng điểm trọng tâm của những sự lạm dụng đã được chính Đức cựu Hồng Y Ratzinger nêu ra đó là: cánh cửa được mở ra cho một sự sáng tạo sai lầm về phần những Vị đứng cử hành ra Thánh Lễ trong bài phỏng vấn được đăng trên tờ "L'homme Nouveau" số ra Tháng 10/2001.

Đằng sau việc lạm dụng này chính là một sự thiếu hiểu biết quan trọng về mặt tâm linh, hay sự hiểu biết yếu kém về khía cạnh tâm linh có trong Thánh Lễ, qua [cái ý tưởng nhằm] để thu hút mọi người; do đó những tính mới lạ, khác thường nên được sáng chế hay được phát minh ra.

Tự bản chất của Thánh Lễ, suy cho cùng, đã có sức thu hút trong đó rồi, vì lẽ Thánh Lễ mang tính hết sức thánh thiêng và huyền nhiệm.

Thật sự suy xét mà nói, chúng ta đang phải diện dối với sự thu hẹp lại của đức tin trong các mầu nhiệm Thánh Thể, để từ đó một nổ lực khác nhằm để thay thế nó với những tính mới lạ, khác thường mới, cộng với sự sáng tạo được đưa ra. Khi vị Chủ Tế muốn trở thành người đóng vai chính trong tất cả mọi hành động và cử chỉ của Phụng Vụ, thì sự lạm dụng khi đó sẽ được bắt đầu.

Điều chính yếu mà vị Chủ Tế đó đã quên bẵng đi đó là: chính Chúa Giêsu Kitô mới chính là Đấng hay Vị Chủ Tế chính của bất kỳ Thánh Lễ nào được cử hành.

Vị Tổng Thư Ký của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Đức Tổng Giám Mục Albert Malcolm Ranjith (người gốc Sri Lanka) đã đưa ra lời kêu thán như sau:

"Thánh Lễ chính là một Sự Hy Tế, một Hồng Ân, một Mầu Nhiệm, hoàn toàn độc lập hay tách rời với vị Linh Mục chủ tế cử hành Thánh Lễ. Thì đây mới chính là điều quan trọng nhất, hay tôi có thể nói rằng đây mới chính là nền tảng, nghĩa là vị Linh Mục chủ tế phải biết thu hẹp chính mình lại vì Vị Chủ Tế chính của Thánh Lễ chính là Chúa Kitô - chính Ngài mới đúng thật sự là Vị Tư Tế Tối Cao của Thánh Lễ.

Do đó, tôi không thể nào hiểu được những việc cử hành về Phép Thánh Thể lại được hoán chuyển để trở thành những màn trình diễn với việc nhảy múa, với các bài hát, với những tiếng vỗ tay rầm rộ, một cách hết sức thảm thương và sai lệch vốn xảy ra rất nhiều lần trong Phụng Vụ theo hình thức hiện nay (Novus Ordo)."

Giải pháp cho sự lạm dụng đã được đề cập rất rõ trong những quy phạm (norms) có trong Giáo Luật và những giảng dạy thuộc về các triều đại Giáo Hoàng, và trên hết vẫn là trong văn kiện có tên "Redemptionis Sacramentum" được ban hành vào ngày 25 tháng 3 năm 2004, vốn có thể được truy cập trên trang Web của Tòa Thánh Vaticăn tại địa chỉ: www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html, văn kiện này yêu cầu rằng:

"Tất cả mọi người làm tất cả điều này trong quyền hạn của mình, để bảo đảm rằng Phép Bí Tích Thánh Thể Cực Thánh sẽ được bảo vệ khỏi bất kỳ sự bất kính hay xuyên tạc nào, và rằng tất cả những lạm dụng cần phải được chỉnh chang và sửa lại một cách thấu đáo. Đây là một nghĩa vụ nghiêm túc nhất của bất kỳ một ai, nơi mỗi và từng người trong chúng ta, và tất cả đều được ràng buộc để thực hiện điều này vốn không thiên vị bất kỳ một ai" - Điều 183

Thế nhưng, như chính Đức Tổng Giám Mục Ranjith đã nói: "Có rất nhiều văn kiện chống lại những sự lạm dụng này, vốn rủi thay vẫn hãy còn là một lá thư chết, và bị lãng quên nơi các thư viện đầy bụi bặm, hay thậm tệ hơn nữa, bị ném vào các sọt rác."

[Văn kiện kể trên dành cho tất cả mọi người Công Giáo, do đó, nếu chúng ta nhận thấy vị Linh Mục sai phạm hay đi quá trớn trong việc cử hành Phụng Vụ thì chúng ta nên lễ độ tiếp xúc trực tiếp với Vị ấy và cho Vị ấy biết rằng chúng ta xứng đáng để được tham dự một Thánh Lễ sốt sắng đúng với quy cách chuẩn của Giáo Hội Truyền Thống, chứ không phải một Thánh Lễ được phóng tác với những màn trình diễn, làm trò hề, nâng bốc người này người kia lên, hay tự động thêm vào những màn ca tụng, những loại bài hát rẻ tiền mang tính trình diễn hay phô trương theo kiểu trần tục đời thường, vân vân... ngay trong Thánh Lễ.

Nếu việc tiếp xúc trực tiếp với Vị Linh Mục đó không có hiệu quả, thì chúng ta có thể tiếp xúc trực tiếp với Vị Giám Mục Bản Quyền, và sau cùng chính là Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Tòa Thánh như văn kiện Redemptionis Sacramentum nêu trên có nói rất chi tiết về nghĩa vụ Thánh của từng người Công Giáo đích thực và chân chính.

Vì ít có khi tôi tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt ngay tại đất nước Hoa Kỳ này, nên tôi vẫn thường hay chứng kiến được một số lạm dụng nơi các vị Linh Mục người bản xứ, và thường hay trực tiếp gặp gỡ với các vị Linh Mục ấy, theo đúng với tinh thần của văn kiện Redemptionis Sacramentum để bày tỏ sự không hài lòng của tôi trước những lạm dụng đó có trong Phụng Vụ Thánh, và thường các ngài rất vui vẽ và sửa ngay, hay đôi lúc các ngài giải thích cho biết lý do tại sao các ngài làm điều đó, mặc dầu biết rất rõ rằng nó trái với Phụng Vụ Thánh.

Do đó, trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài viết này, tôi kính mong Quý Vị độc giả chúng ta hãy biết trưởng thành lên để giúp Giáo Hội duy trì đúng những gì cần có trong Phụng Vụ Thánh: Phụng Vụ do chính Chúa Kitô là Vị Hy Tế và Tư Tế Chính - NV]

T.B. Bài viết kế tiếp vào Thứ Tư tuần tới sẽ có nhan đề "Tự Sắc Summorum Pontificum - Một Năm Nhìn Lại (Phần I)" kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!

What's Behind Liturgical Abuses? [2008-04-09]
Interview With Leader of Traditional Mass Community

Anthony Lê

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 16.07.2008. 11:03